Trong suốt phiên giao dịch hôm nay (20/8), VN-Index duy trì vận động trên vùng tham chiếu. Chỉ số bứt tốc vào phiên chiều, đóng cửa tăng 10,93 điểm tương ứng 0,87% lên 1.272,55 điểm. HNX-Index tăng 1,29 điểm tương ứng 0,55% và UPCoM-Index tăng 0,38 điểm tương ứng 0,41%.
Ngay sau khi VN-Index vượt mốc 1.270 điểm, dòng tiền đổ mạnh và quyết liệt hơn giúp chỉ số bứt tốc, thanh khoản cũng cải thiện so với phiên hôm qua.
Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 810,15 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 19.016,25 tỷ đồng; HNX có 68,18 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.306,36 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 43,3 triệu cổ phiếu tương ứng 676,71 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng. Sắc xanh chiếm ưu thế với 542 mã tăng giá, 30 mã tăng trần so với 299 mã giảm, 9 mã giảm sàn. HoSE thoát cảnh "xanh vỏ đỏ lòng" khi diễn biến tăng lan tỏa, có 264 mã tăng so với 136 mã giảm.
Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh (Ảnh chụp màn hình).
Nhóm cổ phiếu bất động sản bứt tốc. Một loạt cổ phiếu tăng trần và cháy hàng: DXG, FDC, PDR, HPX và SGR tăng kịch biên độ sàn HoSE, không hề có dư bán. Trong đó, DXG khớp lệnh 22,9 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 1,2 triệu đơn vị; PDR khớp lệnh 17,1 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 3,5 triệu đơn vị.
Nhiều mã khác đảo chiều thành công, từ trạng thái giảm giá trong phiên đã đóng cửa tăng mạnh. DIG tăng 5,7% lên 25.050 đồng, khớp lệnh 26,1 triệu cổ phiếu; HTN tăng 5,2%; NVL tăng 5% và khớp lệnh 25,5 triệu cổ phiếu; CCL tăng 4,8%; FIR tăng 4,4%; DXS tăng 4%; SCR tăng 3,5%; AGG tăng 3,4%...
Cổ phiếu bất động sản bứt tốc tăng mạnh trong bối cảnh câu chuyện đấu giá đất tại một số địa phương đang gây chú ý lớn trong dư luận và trên truyền thông.
Theo nhận định của Chứng khoán VNDirect, dòng tiền trên thị trường trong nửa đầu năm không dành nhiều sự quan tâm đến nhóm cổ phiếu ngành bất động sản nhà ở và các cổ phiếu ngành bất động sản đều có một xu hướng điều chỉnh trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, cổ phiếu các doanh nghiệp có khả năng duy trì khả năng bán hàng tốt, có câu chuyện như là tái cơ cấu doanh nghiệp thành công và tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ lợi thế đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án và hoàn thành đóng tiền sử dụng đất theo khung giá đất cũ của chính phủ để giữ được biên lợi nhuận tốt trong giai đoạn sắp tới đều giữ được mặt bằng giá tốt so với VN-Index.
Một phần nguyên nhân diễn biến giá của các cổ phiếu ngành bất động sản là do kết quả kinh doanh của nhóm bất động sản thường chậm vào nửa đầu năm, do đó chưa tạo được đủ hiệu ứng tốt lên tâm lý nhà đầu tư.
Trong nửa cuối năm, nhóm phân tích kỳ vọng tâm lý thị trường sẽ được hỗ trợ từ việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng tốc do đẩy mạnh hoạt động bàn giao nhà cho khách hàng.
Mặc dù vậy, cần nhiều thời gian hơn để các chính sách hỗ trợ và việc các luật bất động sản mới đi vào hiệu lực phát huy ảnh hưởng tích cực lên tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do các luật mới, trước mắt, sẽ có những ảnh hưởng trái chiều lên thị trường bất động sản trong ngắn hạn.
Trong đó một số địa phương bắt đầu áp dụng bảng giá đất mới (với rủi ro giá đất tăng cao so với giá đang áp dụng để phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường), sẽ tạo thêm áp lực tài chính lên các doanh nghiệp và khiến giá nhà khó hạ nhiệt. Mặt khác thì các quy định có lợi hơn cho người mua nhà như yêu cầu chủ đầu tư không được thu tiền cọc quá 5%, việc mở rộng phạm vi về quyền sở hữu nhà ở với người nước ngoài... sẽ hỗ trợ tâm lý người mua nhà.
Tóm lại, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành bất động sản sẽ phân hóa, những doanh nghiệp đã chứng minh được trong quá khứ là có năng lực triển khai dự án tốt, dự án đầy đủ pháp lý; bán được hàng trong thời gian qua (thể hiện qua doanh số bán trước); cũng như có tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đòn bẩy thấp… sẽ là những cơ hội đầu tư tiềm năng trong giai đoạn này.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh ở phiên chiều (Nguồn: VNDS).
Trở lại với thị trường hôm nay, cổ phiếu ngân hàng giữ vai trò đầu tàu dẫn dắt thị trường. Riêng VCB đóng góp 2,72 điểm cho VN-Index trong khi BID đóng góp 1,73 điểm. Cụ thể, BID tăng 2,6%; VCB tăng 2,3%; CTG tăng 1,7%. Tuy nhiên, nhóm này cũng ghi nhận sự điều chỉnh tại nhiều mã như LPB, NAB, HDB, VIB, EIB, OCB, TCB.
Cổ phiếu ngành chứng khoán tăng tốc. VND tăng 4% với khớp lệnh đạt 22,2 triệu cổ phiếu; EVF tăng 2,5%; CTS tăng 2,2%; TVS tăng 1,8%; DSE tăng 1,8%; AGR tăng 1,4%; VIX tăng 1,3%. Riêng VIX khớp lệnh đạt 37,7 triệu đơn vị.
Cổ phiếu PNJ vẫn tiếp tục nới rộng đà tăng. Mã này tăng thêm 3% lên 108.000 đồng, phá đỉnh cũ, thiết lập đỉnh mới; với khớp lệnh 3,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu ô tô và phụ tùng lấy lại được trạng thái tăng giá: HAX tăng 1,5%; HHS tăng 1,1%; DRC tăng 0,4%.
" alt=""/>Giữa ồn ào đấu giá đất, cổ phiếu bất động sản ồ ạt tăngChâu Âu vừa khởi động cuộc điều tra xem liệu Temu có vi phạm các quy định ngăn chặn việc bán sản phẩm bất hợp pháp hay không.
Động thái dựa trên Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), sau khi phía EU nhận được khiếu nại từ Tổ chức tiêu dùng toàn châu Âu BEUC và 17 tổ chức thành viên. DSA yêu cầu các nền tảng trực tuyến lớn như Temu phải nỗ lực hơn trong việc ngăn chặn nội dung bất hợp pháp và có hại.
"Có nghi ngờ rằng các biện pháp đang thực hiện chưa đủ hiệu quả để ngăn chặn việc phân phối sản phẩm bất hợp pháp. Các thương nhân gian lận thường quay lại bán hàng với danh tính khác", một quan chức EU cho biết.
Bên cạnh đó, Cơ quan thực thi công nghệ EU còn muốn kiểm tra việc tuân thủ của Temu trong việc cung cấp dữ liệu công khai cho các nhà nghiên cứu. Các thiết kế thu hút người dùng của Temu như chương trình trò chơi trúng thưởng và cách gợi ý sản phẩm cũng nằm trong diện bị điều tra.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng Temu đang tuân thủ Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, đặc biệt trong việc đảm bảo các sản phẩm được bán trên nền tảng đáp ứng tiêu chuẩn EU và không gây hại cho người tiêu dùng", bà Margrethe Vestager, Trưởng phòng công nghệ và chống độc quyền của Ủy ban châu Âu, chia sẻ với Reuters.
Các thiết kế thu hút người dùng của Temu cũng nằm trong diện bị điều tra (Ảnh: Shutterstock).
Temu hiện có 92 triệu người dùng tại châu Âu. Nếu bị phát hiện vi phạm DSA, nền tảng này có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu.
Phản hồi động thái của EU, Temu cho biết công ty sẽ hợp tác với các nhà quản lý. "Temu coi trọng nghĩa vụ của mình theo DSA và không ngừng tăng cường hệ thống tuân thủ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng", công ty nêu trong thông báo.
Cuộc điều tra diễn ra sau yêu cầu của EU vào ngày 11/10 rằng Temu phải chia sẻ dữ liệu về cách giải quyết các sản phẩm giả mạo hoặc không an toàn trên thị trường.
Tháng 5, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố Temu sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung trực tuyến của EU sau khi nền tảng đạt số lượng người dùng thường xuyên hơn 45 triệu.
Temu là một trong những công ty công nghệ lớn mới nhất bị EU nhắm đến liên quan đến đạo luật DSA trong bối cảnh khối này đang nỗ lực quản lý các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu. Các công ty khác cũng đang phải đối mặt với các nội dung của đạo luật DSA gồm Meta, AliExpress, TikTok và X.
Theo Reuters" alt=""/>Temu bị nghi bán các sản phẩm bất hợp pháp, châu Âu đẩy mạnh điều traVòng gọi vốn mới của CoinSwitch Kuber có sự dẫn dắt của 2 tên tuổi lớn là Coinbase Ventures, Andreessen Horowitz và các nhà đầu tư hiện tại như Paradigm, Ribbit Capital, Sequoia Capital India, Tiger Global. Với số tiền huy động được, công ty sẽ dùng để thu hút thêm 50 triệu người dùng Ấn Độ và ra mắt các sản phẩm mới.
3 nhà sáng lập CoinSwitch Kuber (Ảnh: CoinSwitch Kuber ).
Năm 2017, Ashish Singhal, Govind Soni và Vimal Sagar đã tạo ra CoinSwitch, đến năm 2020 thì chính thức ra mắt sàn ở Ấn Độ. Hiện tại, CoinSwitch có khoản 10 triệu người dùng và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các sàn tiền tử lớn ở đất nước tỷ dân như WazirX và CoinDCX.
Ashish Singhal, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Coinswitch Kuber cho biết, trong tương lai, công ty muốn trở thành Fintech lớn nhất ở Ấn Độ, bên cạnh tiền điện tử, họ sẽ đa dạng sản phẩm tài chính khác.
Danh sách 30 kỳ lân của Ấn Độ năm 2021 (Ảnh: Economictimes).
Sau màn gọi vốn ấn tượng, định giá của CoinSwitch Kuber hiện tăng gấp 4 lần, cán mốc 1,9 tỷ USD so với hồi tháng 6 và trở thành công ty kỳ lân thứ 30 của Ấn Độ gọi được vốn trong năm nay.
Từ dữ liệu của Chainalysis, tháng 4/2020, thị trường tiền tệ kỹ thuật số của Ấn Độ đạt 923 triệu USD nhưng nhanh chóng tăng lên 6,6 tỷ USD vào tháng 5/2021.
Trước đó, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một đề xuất cấm tiền điện tử, tuy nhiên, dự luật này đã không được thông qua. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các biện pháp siết chặt, quản lý hay thu thuế đối với các giao dịch tiền điện tử cũng đang được đất nước tỷ dân này nghiên cứu, xem xét.
" alt=""/>Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Ấn Độ trở thành kỳ lân